Với diện tích lúa gieo cấy sớm, không bị ngập trắng:
-
Thực hiện các biện pháp chăm sóc kịp thời: điều tiết nước
hợp lý, tiến hành bón thúc đẻ nhánh (lượng bón là 4 – 5 kg đạm + 3 kg kaly/sào hoặc 10-12kg NPK
16.0.16; 15.5.20) để lúa đẻ nhánh tập trung, tăng dảnh
hữu hiệu.
-
Bám sát đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ tình hình phát sinh gây hại của
các đối tượng dịch hại như: Rầy nâu, rầy lưng
trắng, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ trĩ, ốc bươu vàng ... để có biện pháp
phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Với diện tích lúa bị ngập 2 - 4 ngày, thoát nước kịp, có
khả năng hồi phục:
-
Điều chỉnh mực nước tiêu thoát đảm bảo cây lúa không bị rạp trên mặt nước;
té nước rửa lá để không bị rong rêu, bùn đất bám trên bề mặt lá, để
tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa quang hợp.
-
Tỉa dặm những chỗ lúa chết, mất khoảng bằng cách tỉa san từ các
khóm lúa đẻ nhiều dảnh trên ruộng hoặc mạ cùng giống còn giâm trên
ruộng chân cao không bị ngập úng.
-
Khi lá lúa khô và cứng dần, nhô cao mặt nước trên 10cm, bắt đầu ra lá mới cần phun các chế phẩm sinh học
kích thích rễnhư: KH,
siêu lân, Pennac P. DS Gold... giúp cây phục hồi nhanh.
-
Rút nước cạn chỉ để láng mặt ruộng và nhổ lúa quan sát thấy đã ra
rễ trắng thì tiến hành chăm bón bình thường (Ưu tiên sử dụng phân
NPK chuyên dùng có hàm lượng đạm và kali cân đối
hoặc sử dụng đạm và kaly để bón nhằm tăng
khả năng chống chịu sâu bệnh hại và thời tiết bất lợi trong thời gian tới).
- Thường xuyên bám sát đồng ruộng theo dõi
các đối tượng dịch hại: ốc bươu vàng, bọ trĩ, sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng
trắng, thối thân thối bẹ...để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Lúa cấy sau khi bị ngập lụt
Đối với những vùng trũng ngập nước kéo dài trên 4 ngày
không có khả năng phục hồi, lúa bị thối lá, đen rễ:
-
Khẩn trương bừa san lại ruộng, rút cạn nước và tranh thủ gieo
cấy ngay khi còn trong khung thời vụ, có thể tỉa từ các
chân ruộng gieo sạ, gieo vãi quá dầy để cấy hết diện tích.
-
Sử dụng giống ngắn ngày như: HN6, Khang dân 18,
Khang dân đột biến… ngâm ủ gieo mạ nền cứng hoặc gieo thẳng ngay nếu rút nước
kịp thời.
Chú
ý chăm sóc, bảo vệ mạ gieo bổ sung, bón thúc, tưới thúc NPK khi mạ
được trên 2 lá, phun kích thích để tăng cường khả
năng ra rễ cho mạ.
Trên đây là một số biện pháp chăm sóc lúa sau mưa ngập, bà
con cần căn cứ vào tình
hình thực tế ruộng của
mình để có
phương án khắc phục
phù hợp.